Làng Rèn Bảo Ngũ
Theo "Đại việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên nói về việc xây dựng thành Cổ Loa và nhân vật làm ra chiếc nỏ thần tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nộ thì chính là Tướng quân Cao Lỗ.
Với vũ khí sắc bén và thần kỳ giúp Thục An Dương Vương đánh lui được quân xâm lăng nhà Tần cũng như Triệu Đà, dẫn đến Triệu Đà lập mưu cho Trọng Thuỷ - Mị Châu kết hôn để giả tình hoà hiếu. Cao Lỗ khuyên can An Dương Vương không nên làm như thế. Không những chẳng nghe lời can gián hữu ích mà Vua Thục còn truất chức của Cao Lỗ, làm cho ông buồn phiền, rời bỏ đi chu du ngoài thiên hạ. Trên đường chu du ấy, khi đến vùng Cao Xá (nay là Diễn Châu - Nghệ An) ông thấy quanh vùng núi Mã Yên, ở các cánh rừng Rú Ta, Đồng Mỏ... ( phía Bắc làng Nho Lâm) có quặng sắt, ông liền dừng lại tập hợp dân cư, mở lò khai thác và nung sắt. Trước tiên là chế tác ra các loại công cụ phục vụ cho việc khai khẩn đất đai thành nơi trồng trọt hoa mầu, sau là các loại vũ khí để tự vệ và chống trả giặc ngoại xâm. Sau khi Cao Lỗ mất, nhân dân ở đây lập đền thờ, tôn vinh ông làm Thành hoàng làng, đồng thời cũng là Thánh tổ của nghề rèn. Đền thờ Cao Lỗ nay vẫn còn ở làng Nho Lâm và đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 1995.
Lần theo dấu vết lịch sử mở mang bờ cõi, khai khẩn đất đai lập ấp, mở nghề của nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nói đến một vùng đất liên quan đến Nho Lâm đó là Thiên Bản , tức tên của huyện Vụ Bản ngày nay ở đời Trần - Lê. Xóm Thiên Bản (nay là xóm Vinh Quang) xưa chính là những người dân từ Vụ Bản vào đây sinh sống, làm nghề khai quặng, rèn sắt.
Trở lại Bảo Ngũ, trong đình Hàng Huyện ở Giáp Nhất, xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cũng có thờ Thánh Cao Sơn (Lư Cao Sơn), vị thánh Tổ nghề rèn Nho Lâm, đọc câu đối cổ trong đình: Cao Sơn xuất thế tự Nho Lâm, hộ Quốc giáo dân thiên cổ tại. Lư hoá công ân ư Thiên Bản, văn chương ngọc phả vạn niên tồn (Nghĩa là: Cao Sơn ra đời ở Nho Lâm, giúp nước dạy dân ngàn đời sống mãi. Lò sáng công ơn miền Vụ Bản, văn chương ngọc phả năm tháng còn ghi).
Và tìm hiểu câu chuyện sự tích thần Tam Danh thờ ở Đền Tam Danh thần tướng và Chùa Bòng Bong ở xóm Đồng, thôn Giáp Nhất: Vào cuối thời Hùng Vương, có một cô gái họ Bằng người làng Đồng Mông, xã Bảo Ngũ lấy Thuận Vương, sau 13 năm mà vẫn chẳng có con. Vợ chồng đi cầu tự xin Thượng Đế được Thượng Đế thương tình cho 3 người thuộc 3 dòng họ khác nhau nhập vào đầu thai làm con họ Bằng gọi làm Tam Bành. Ngày 10-3 năm sau, bà họ Bằng sinh ra một cái bọc có ba người nhưng cả ba người dị tật và bị chết ngay. Một trăm ngày sau, ba vị tam bành biến hoá kỳ dị, nổi lên làm nhiều điều loạn nghịch, Thuận Vương phải xuống thuyết phục và phong tước Quận công cho ba vị để cứu dân độ thế. Trong ba vị đó có một vị mang tước hiệu là Nguyễn Sắt Quận Công Trương Thỉ tướng quân. Với cái tên Nguyễn Sắt của thần Tam Bành và việc thờ phụng Thánh tổ Lư Cao Sơn của người dân Bảo Ngũ đã nói lên rằng: Làng Bảo Ngũ có nghề rèn sắt từ rất xa xưa.
Đến đầu công nguyên, biết Bảo Ngũ là nơi có thợ rèn sắt, Hai Bà Trưng cử Bà Đào Thị Quý và ông Hoàng Đức về thiên Bản chiêu tập nghĩa quân, xây dựng căn cứ để chuẩn bị chống nhà Hán. Những người thợ rèn ngày đêm theo lệnh của Quý Lương và Đức Công rèn gươm, rèn giáo, tích trữ lương thực, luyện binh làm cho căn cứ trở lên hùng mạnh, góp phần đắc lực vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà.
Bước sang thế kỷ 17, nghề rèn Bảo Ngũ được phát triển mạnh hơn nhờ sự quan tâm của Thái Phi Trần Thị Ngọc Đài - Phụ mẫu Trịnh Đạt. Bà cho dân làng Bảo Ngũ và Bất Di hàng trăm mẫu ruộng, khuyến dân phát triển nghề dệt, nghề kim hoàn, nghề rèn, lập chợ Dần để làm nơi giao thương hàng hoá làng nghề và nông sản. Sử sách địa phương còn ghi lại tình hình kinh tế ở đây rất phát triển vào đầu thế kỷ 18, thợ rèn Bảo Ngũ tập trung thành phường, hội, nhà nào cũng chan chát tiếng búa trên đe, phì phò tiếng bễ thổi lửa nung sắt đỏ. Phiên chợ Dần, thợ rèn tập trung thành từng dãy quán sửa chữa công cụ, nhộn nhịp người đợi lấy hàng đông hơn những khách mua các hàng loại khác. Bấy giờ Bảo Ngũ rộn rã như một công trường thủ công.
Kháng chiến chống Pháp, rất nhiều vũ khí cung cấp cho các nghĩa quân từ Núi Ra, đến Cần Vương, Bãi Sậy, rồi các loại bàn chông, giáo mác, kiếm gươm, mã tấu, lựu đạn cho tự vệ cứu quốc của toàn huyện cũng đều được rèn đúc từ các bàn tay những người thờ làng rèn Bảo Ngũ.
Ngày nay, nghề rèn Bảo Ngũ càng được phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thu nhập từ nghề rèn đã trở thành nguồn thu chính trong nền kinh tế địa phương. Sản phẩm rèn có mặt ở hầu hết các thị trường trong nước và cả một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều gia đình đã thành lập công ty hoặc có những người con của quê hương đi làm ăn xa, khi nghe tin Bảo Ngũ phát triển nghề rèn đã quay trở lại đầu tư. Công ty TNHH Trọng Đô - Sơn Tùng là một điển hình, đang cùng chính quyền địa phương ra sức phát triển nghề rèn cổ truyền của cha ông.
Là một làng nghề mà "Dân biết mặt, nước biết tên", làng rèn Bảo Ngũ luôn luôn đi cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, của quê hương từ thời Văn Lang - Âu Lạc cho đến hôm nay.
Nguyễn Nguyên Hoài
Các tin mới
- Văn hóa toàn cảnh Đê Việt Nam xứng đáng là di sản nhân loại! (Cập nhập : Thứ năm 19/01/2012. Nguồn )
- Vùng Chè Tân Cương Với những di tích lịch sử - văn hóa. (Cập nhập : Thứ năm 22/03/2012. Nguồn )
- Chùa Pháp Vân Chốn Tâm Linh Nông Nghiệp Xưa (Cập nhập : Thứ bảy 24/03/2012. Nguồn )
- Nghĩa Trang Liệt Sỹ Đà Lạt Giữa Thành Phố Hoa. (Cập nhập : Thứ hai 26/03/2012. Nguồn )
- Xôi Nếp Ngũ Sắc Tú Lệ (Cập nhập : Thứ ba 19/01/2038. Nguồn )
- Nghề Làm Bút Lông Ở Làng Bạch Liên (Cập nhập : Thứ tư 28/03/2012. Nguồn )
- Làng gốm Thổ Hà: Ngọn lửa Danko đã tắt (Cập nhập : Thứ năm 05/04/2012. Nguồn Vietnamnet.vn)
- Đình Nhân Vực (Cập nhập : Thứ ba 19/01/2038. Nguồn )
- Nghệ Nhân Của Đá Quý Việt Nam (Cập nhập : Thứ ba 19/01/2038. Nguồn )
- Chợ Lịm (Cập nhập : Thứ ba 19/01/2038. Nguồn )
Các tin cũ hơn
- Doãn Nho - Một Âm Hưởng Tráng Ca (Cập nhập : Thứ bảy 27/04/2013. Nguồn Nguyễn Thụy Kha)
- Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ (Cập nhập : Thứ tư 07/03/2012. Nguồn )
- Hạnh đức của Phật và tín đức của vua làm nên nhân cách Trần Nhân Tông (Cập nhập : Thứ hai 05/03/2012. Nguồn )
- Đề cương tế lễ hội vinh danh làng nghề (Cập nhập : Thứ ba 28/02/2012. Nguồn )
- Ấm trà tại lễ Đền Hùng (Cập nhập : Thứ ba 28/02/2012. Nguồn )
- Nho Gia tự học thành Đồ (Cập nhập : Thứ ba 28/02/2012. Nguồn )
- Kẻ Chợ (Cập nhập : Thứ ba 28/02/2012. Nguồn )
- Làng nghề da giầy Phú Yên (Cập nhập : Thứ ba 19/01/2038. Nguồn )
- Làng nghề Xuân La với những con tò he (Cập nhập : Thứ ba 19/01/2038. Nguồn )
- Nghề sơn mài Bối Khê (Cập nhập : Thứ ba 19/01/2038. Nguồn )
Bình luận(0)
Nhiều người đọc

Vùng Chè Tân Cương Với những di tích lịch sử - văn hóa.
Thứ năm 22/03/2012

Văn hóa toàn cảnh Đê Việt Nam xứng đáng là di sản nhân loại!
Thứ năm 19/01/2012

Làng Rèn Bảo Ngũ
Thứ tư 21/03/2012
Doãn Nho - Một Âm Hưởng Tráng Ca
Thứ bảy 27/04/2013

BÁO GIÁ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO BANNER - SLIDESHOW
Thứ ba 25/12/2012

Báo Trung Quốc nói Mỹ "hết sức ngạo mạn"
Thứ sáu 09/03/2012

Những nước có thể thay đổi trật tự kinh tế thế giới
Thứ sáu 09/03/2012

Xăng, dầu thế giới bất ngờ hạ nhiệt
Thứ sáu 09/03/2012

Sàn giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT) Kẻ chợ (kecho.vn)
Thứ sáu 09/03/2012

Quy định người mua
Thứ ba 21/02/2012
Các bước mua hàng
Thứ ba 21/02/2012
Đăng ký tài khoản thành viên
Thứ ba 21/02/2012