Nguyên nhân và giải pháp khủng hoảng nợ Châu Âu
Sau vấn đề công nợ của Mỹ tạm lắng, tài chính thế thế giới tục nhức nhối với khủng hoảng nợ tai Châu Âu và sự mất giá mạnh của đồng Euro.

Hiện tượng nợ của Châu Âu
Đến thời điểm 2010, so với công nợ công của Mỹ là 90.4% GDP, Nhật Bản là 197% GDP (cao nhất thế giới) thì của khối liên minh Châu Âu (EU) là 80,3%, trong đó có những quốc gia mang nợ khủng như Hy Lạp (123% GDP). Italy (127% GDP) và Islande (142% GDP)
Tình hình các quốc gia đầu tàu của khu vực Eurozone:
Đức: Nền kinh tế lớn nhất Eueozone này đã gần như đình trệ trong quý khi chỉ tăng trưởng 0.1% khiến cho việc giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu không mấy khả quan. Tổng nợ công của Đức là 2000 tỷ Euro, chiếm 82% GDP.
Pháp: Nền kinh tế lớn thứ 2 của khu vực Eurozone, nhưng tốc độ tăng trưởng trong quý 2 là 0%. Nợ Pháp dự kiến sẽ đạt mức 85,3% GDP năm nay. Đây là con số cao nhất trong số những quốc gia châu Âu có hạnh mức tín nhiệm AAA.
Mặc dù Pháp có nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới như LVMH Moet Hemessey Louis Vuitton, L’Oeal, Renault và Danone, nhưng nền kinh tế lại tăng trưởng chậm so với mức dự báo. Thất nghiệp đang ở mức khoảng 9%. Ngày 10.8, cổ phiếu của ngân hàng Pháp như Societe Generale, BNP Paribas sụt giảm mạnh do lo ngại Pháp sẽ bị hạ mức tín nhiệm AAA. Lý do là các ngân hàng này nắm giữ nhiều trái phiếu của Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha và một lượng trái phiếu khổng lồ của Pháp.

Động thái đối phó của Châu Âu
Các chính phủ của 27 quốc gia Châu Âu trong đó có 17 nước sử dụng chung đồng Euro đã dồn sức để tháo gỡ vướng mắc này, bằng cách thành lập Quỹ ổn định tài chính Châu Âu (EFSF), tuy nhiên lại hoạt động không hiệu quả như mong đợi. Hiện tại chỉ còn biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB để ngăn chăn sự sụp đổ thị trường trái phiếu. ECB đã giúp tăng nhanh khoản và mua nợ cho Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha
Châu Âu đã tạo điều kiện để các chủ sở hữu trái phiếu tham gia gói cứu trợ Hy Lạp, nhưng sự sắp xếp đã mang lại lợi ích cho các ngân hàng nhiều hơn đối tượng cần cứu trợ là Hy Lạp.
Mới đây các nước Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ đã cấm bán khống (Short Sales) cổ phiếu, nhằm ngăn chặn một cuộc đổ vỡ dây chuyền theo hiệu ứng Domino tương tự kịch bản năm 2008.

Nguyên nhân khủng hoảng nợ: Nhìn từ quá khứ
Mỗi khi nền kinh tế suy thoái thì nợ công bắt đầu tăng vọt. Và mỗi khi có bầu cử, nợ công cũng leo thang. Lý do là chính phỉ không nhìn nhận và tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề nợ công, mà chỉ chú tâm vào những giải pháp nhất thời, miễn sao qua được kỳ bầu cử là được rồi.
- Năm 1973: Các nước OPEC ngừng xuất dầu sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur chống lại Ai Cập và Syria (Gồm Mỹ, Nhật, Tây Âu), tạo nên cuộc khủng hoảng dầu mỏ đẩy kinh tế Âu Mỹ đã chìm vào suy thoái. Đó cũng là lúc Âu Mỹ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển hướng từ sản xuất mới nổi.
- Năm 1990: Ngành tài chính dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhưng hầu hết đều dựa trên kế hơ của thị trường, thiên về đầu cơ tài chính làm thổi phồng những “bong bóng tài sản” tạo ra viễn cảnh giàu có “ảo” cho nền kinh tế Âu Mỹ. Hậu quả làm nảy sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên và sống nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ. Kết quả là tình trạng nợ công ngày càng chồng chất, và tiếp theo là cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu. Chính phủ đành vay tiền để mua thời gian, cầm chừng qua cơn hấp hối.
- Năm 2008: Thế giới lại khủng hoảng, và chính phủ các nước lại tiếp tục áp dụng kế sách cũ: huy động tiền để hỗ trợ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và trợ giúp khối lao động thất nghiệp. Trong khi đó, trái phiếu của các lần phát hành trước đó đã đến hạn phải trả cả vỗn lẫn lãi, khiến cho gánh nặng nợ nần tích tụ suốt mấy chục năm qua tiếp tục chồng chất.
Thêm vào đó các hoạt động đầu cơ bằng các công cụ tài chính cực kỳ nguy hiểm như Credit Default Swaps (Hợp đồng hoán đổi nợ xấu) diễn ra sôi nổi, nhằm đánh cược chomotj sự sụp đổ tài chính rất có khả năng xảy ra. Những kẻ đầu cơ lớn nhất hiện nay lại chính là các ngân hàng trung ương, hộ đã vượt qua các quỹ phòng hộ Hedge Funds về quy mô giao dịch tiền tệ.
Dù nhận thức được bất hợp lý trong việc chuyển sang mô hình kinh tế thiên về tài chính dịch vụ, nhưng các chính phủ vẫn “ngựa quen đường cũ” với nền kinh tế áo, chỉ giải quyết tạm thời bằng cách vay nợ mơi gối đầu trả nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hàng đang sắp chết đuối
Giải pháp cứu vãn tình hình
Trung Quốc toan tính sẽ dùng đồng Euro thay thế cho đồng USD vốn độc quyền bấy lâu nay, và sẽ tìm mọi cách hậu thuẫn các nước Châu Âu để tránh xảy ra kết quả tồi tệ cho Euro.
Vai trò của nước Đức
Hiệp ước và Liên minh châu Âu (Maastricht) quy định thành viên Eurozone không cần phải chi tiền cho sai lầm của các nước thành viên khác
Tương lai của đồng Euro phụ thuộc vào Đức – quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh nhât và có thặng dư thương mại liên tục. Nếu đồng Euro đổ vỡ sẽ gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đối với hệ thống ngân hàng châu Âu và trên toàn thế giới, và Đức cũng sẽ không nằm ngoài tác động của sự đổ vỡ đó
Tuy nhiên, khi Đức chấp thuận một chế độ trái phiếu chung cho toàn khu vực để ứng cứu đồng Euro thì có thể chính xếp hạng tín nhiệm cao nhất AAA của quốc gia này sẽ bị phá vỡ, ngoài ra từ đó Đức sẽ phải còng lưng gánh nợ cho các nươc Eurozone khác mà khó có thể dứt ra được
Các tin mới
- Kim cương độc nhất vô nhị trên thế giới (Cập nhập : Thứ năm 20/09/2012. Nguồn CSM)
- Danh sách 10 tỉ phú già nhất nước Mỹ (Cập nhập : Thứ hai 24/09/2012. Nguồn Forbes)
- Thế giới mày râu điên đảo vì 10 nhà khoa học nữ (Cập nhập : Thứ năm 27/09/2012. Nguồn vietbao)
- Những nam nữ CEO sexy nhất thế giới (Cập nhập : Thứ bảy 06/10/2012. Nguồn )
- Người mẫu nhí và những cám dỗ (Cập nhập : Thứ hai 08/10/2012. Nguồn )
- Những vụ bê bối chính trị tai tiếng nhất lịch sử Mỹ (Cập nhập : Thứ ba 09/10/2012. Nguồn )
- Cuộc đời của cựu quốc vương Campuchia (Cập nhập : Thứ ba 16/10/2012. Nguồn vnexpress)
- Những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất lịch sử (Cập nhập : Thứ hai 22/10/2012. Nguồn )
- Nhiếp ảnh gia Việt Nam tại CGAP (Cập nhập : Thứ bảy 27/10/2012. Nguồn Dân trí)
- Tiểu thương người Việt ở Nga: quá khứ, hiện tại và tương lai (Cập nhập : Thứ sáu 02/11/2012. Nguồn )
Các tin cũ hơn
- Góc nhìn người trong cuộc về cái chết của Lehman (Cập nhập : Thứ ba 18/09/2012. Nguồn TBKTVN)
- Nữ doanh nhân quyền lực nhất Thế Giới (Cập nhập : Thứ sáu 14/09/2012. Nguồn Nguoiduatin)
- Chính sách can dự và đối trọng của Mỹ với Trung Quốc (Cập nhập : Thứ sáu 14/09/2012. Nguồn foreign affairs)
- Sự kiện nổi bật thế giới năm 2012 (Cập nhập : Thứ năm 13/09/2012. Nguồn vietnam+)
- Trung Quốc đòi đáp trả khiêu khích quân sự trên biển (Cập nhập : Thứ sáu 29/06/2012. Nguồn )
- Ảnh tư liệu về New York (Cập nhập : Thứ tư 25/04/2012. Nguồn )
- Những hình ảnh ấn tượng tuần qua (Cập nhập : Thứ hai 23/04/2012. Nguồn )
- Trung Quốc yêu cầu Nga rút khỏi biển đông (Cập nhập : Thứ ba 19/01/2038. Nguồn http://www.bbc.co.uk)
- Báo Trung Quốc nói Mỹ "hết sức ngạo mạn" (Cập nhập : Thứ sáu 09/03/2012. Nguồn )
- Những nước có thể thay đổi trật tự kinh tế thế giới (Cập nhập : Thứ sáu 09/03/2012. Nguồn )
Bình luận(0)
Họ và tên :
Địa chỉ email :
Mã xác nhận :
Nhiều người đọc

Vùng Chè Tân Cương Với những di tích lịch sử - văn hóa.
Thứ năm 22/03/2012

Văn hóa toàn cảnh Đê Việt Nam xứng đáng là di sản nhân loại!
Thứ năm 19/01/2012

Làng Rèn Bảo Ngũ
Thứ tư 21/03/2012
Doãn Nho - Một Âm Hưởng Tráng Ca
Thứ bảy 27/04/2013

BÁO GIÁ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO BANNER - SLIDESHOW
Thứ ba 25/12/2012

Báo Trung Quốc nói Mỹ "hết sức ngạo mạn"
Thứ sáu 09/03/2012

Những nước có thể thay đổi trật tự kinh tế thế giới
Thứ sáu 09/03/2012

Xăng, dầu thế giới bất ngờ hạ nhiệt
Thứ sáu 09/03/2012

Sàn giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT) Kẻ chợ (kecho.vn)
Thứ sáu 09/03/2012

Quy định người mua
Thứ ba 21/02/2012
Các bước mua hàng
Thứ ba 21/02/2012
Đăng ký tài khoản thành viên
Thứ ba 21/02/2012